Kiến trúc Helsinki

Quang cảnh ngày hè ở EläintarhanlahtiNhà thờ lớn Helsinki, một trong những công trình biểu tượng của thành phố

Khi được giao toàn quyền thiết kế khu vực trung tâm Helsinki, kiến trúc sư Carl Ludvig Engel đã thiết kế nhiều tòa nhà với phong cách Tân cổ điển. Tiêu điểm trong kế hoạch của Engel là quảng trường Thượng viện (Senate Square). Bao quanh nó là Cung điện Chính phủ (Government Palace) ở phía Đông, Đại học Helsinki ở phía Tây, và nhà thờ lớn (Helsinki Cathedral) - vốn được hoàn thành năm 1852, mười hai năm sau khi Engel qua đời - ở phía Bắc. Một tên gọi của Helsinki, "thành phố trắng phương Bắc", bắt nguồn từ giai đoạn xây dựng này.

Helsinki cũng có nhiều tòa nhà theo phong cách Tân nghệ thuật (Art Nouveau) được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 và chịu ảnh hưởng đậm nét từ truyện cổ Kalevala. Phong cách này được thể hiện rõ ở các quận trung tâm như KatajanokkaUllanlinna. Kiến trúc sư tiêu biểu của phong cách Tân nghệ thuật là Eliel Saarinen, người đã thiết kế Nhà ga Trung tâm Helsinki (Helsinki Central railway station). Những kiến trúc Tân cổ điển ở Helsinki thường gợi nhớ đến quang cảnh ở LeningradMoskva, nên chúng thường được sử dụng trong các bộ phim về Liên Xô của Hollywood thời kỳ Chiến tranh lạnh, do không thể quay trực tiếp ở Liên bang Xô Viết. Có thể kể đến các bộ phim như The Kremlin Letter (1970), Reds (1981), và Gorky Park (1983).[34] Dù vậy, chính phủ Phần Lan không phải lúc nào cũng ủng hộ việc sản xuất những bộ phim như vậy ở thủ đô nước mình.[35]

Alvar Aalto là một kiến trúc sư nổi tiếng với phong cách nghệ thuật ứng dụng (functionalism) có nhiều công trình ở Helsinki. Tuy nhiên, một số thiết kế của ông, như văn phòng trụ sở của công ty giấy Stora Enso và nhà hát Finlandia đã gây ra không ít nhiều tranh cãi giữa người dân thành phố.[36][37][38] Tuy nhiên, nhiều công trình theo phong cách ứng dụng vẫn được xây dựng trên khắp Helsinki, như Sân vận động Olympic (Olympic Statium), Cung Tennis (Tennispalatsi), Cung thể thao dưới nước (Swimming Stadium), Cung Thủy tinh (Lasipalatsi), Sân thể thao Töölö (Töölö Sport Hall), và sân bay Malmi. Trong số đó, những công trình thể thao được xây dựng để dành cho Thế vận hội mùa hè năm 1940; và dù sự kiện này bị hủy do Thế chiến thứ 2, chúng vẫn đủ điều kiện để sử dụng cho Thế vận hội năm 1952. Những hạng mục này cũng đã được liệt kê như những ví dụ cho phong cách kiến trúc hiện đại bởi DoCoMoMo. Sân vận động Olympic và sân bay Malmi được xếp hạng di sản văn hóa - lịch sử cấp quốc gia của Hiệp hội Văn vật Quốc gia Phần Lan.

Việc xây dựng cao ốc bắt đầu từ thế kỷ 21, khi chính quyền thành phố nới lỏng luật nghiêm cấm xây dựng những tòa nhà chọc trời. Ở thời điểm tháng 4 năm 2017, không có tòa nhà nào ở Helsinki cao quá 100 mét, tuy nhiên một số dự án đã được xúc tiến tại các quận PasilaKalasatama. Một cuộc thi quốc tế nhằm chọn ra thiết kế cho ít nhất 10 nhà cao tầng ở Pasila đang diễn ra, với việc xây dựng tòa nhà đầu tiên sẽ bắt đầu trước năm 2020.[39] Ở Kalasatama, 1 tòa nhà cao 35 tầng (130 mét) và 1 tòa cao 32 tầng (122 mét) đang được xây dựng. Các dự án xây các cao ốc 37 tầng (140 mét), 35 tầng (130 mét), 31 tầng (120 mét), và 27 tầng (100 mét) sẽ được tiến hành trong tương lai gần. Dự tính trong 10 năm tới sẽ có khoảng 15 cao ốc được xây dựng ở quận Kalasatama.[40]

Góc nhìn toàn cảnh Helsinki từ khách sạn cao tầng Torni.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Helsinki http://www.cs.mcgill.ca/~rwest/link-suggestion/wpc... http://yorkspace.library.yorku.ca/xmlui/handle/103... http://helsinginaallot.blogspot.com/2007/02/stora-... http://www.csmonitor.com/1983/0804/080464.html http://www.easyexpat.com/en/guides/finland/helsink... http://www.gaisma.com/en/location/helsinki.html http://monocle.com/film/affairs/most-liveable-city... http://www.tabblo.com/studio/stories/view/409531/ http://www.worlddesigncapital.com/world-design-cap... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&...